Có những câu chuyện về người đã chết mà đôi khi ta gọi là chuyện ma nhưng sự thật là một điều gì đó mà ta không làm sao giải thích được. Nhưng những câu chuyện ma như thế không làm cho người sống sợ hãi mà lại dựng lên một cây cầu huyền bí và da diết giữa những người còn sống với người đã chết. Câu chuyện về cô ruột tôi là một câu chuyện như thế.
Cô tôi mất năm 16 tuổi. Cô mất trước ngày cưới chỉ có năm ngày. Đó là một ngày mùa đông mưa phùn rét buốt. Cô đi mò hến ngoài sông Đáy về bị cảm lạnh và mất. Ngày đó, làng quê nhà nào cũng đói. Vào những ngày mùa đông thì cơn đói càng khủng khiếp hơn. Người làng tôi tìm mọi thứ có thể ăn được để đi qua cơn đói. Sông Đáy là con sông nhiều hến nhất trong tất cả những con sông chảy qua đồng bằng Bắc bộ. Người làng tôi đã đi qua những ngày đói khủng khiếp bằng hến sông Đáy. Hến nấu cháo ngô, nấu với thân cây chuối, nấu với dọc cây khoai ngứa… nghĩa là nấu được với cây gì củ gì thì nấu để ăn.
Cái chết của cô làm cho bà nội tôi ốm liền mấy tháng trời. Đêm nào bà cũng khóc và hờ tên cô. Bà kể, nhà tôi nghèo quá, từ khi cô sinh ra cho đến lúc mất bà chẳng may được cho cô lấy một tấm áo. Nhưng mấy tháng trước khi cưới, cô năn nỉ bà: “Khi nào con cưới, u bán thúng thóc mua cho tấm chiếc áo, u nhé”. Bà gật đầu hứa với cô mà nước mắt đầm đìa.
Từ ngày đó, bà để dành dụm từng đấu thóc không dám ăn. Thóc chỉ được xay nấu cháo cho ai trong gia đình bị ốm. Hoặc đến ngày giỗ thì xay đấu thóc nấu bát cơm cúng người đã chết. Còn tất cả phải ăn rau, ăn củ ngày ngày. Nhưng bà quyết giữ gìn từng đấu thóc để đến ngày cưới cô sẽ bán đi mua cho cô một tấm áo lành lặn trước khi về làm dâu nhà người. Bà tôi đau đớn vì cô mất mà không đi đến ngày cưới của mình được. Nhưng bà đau đớn hơn và không biết bao giờ có thể nguôi được nỗi đau đó khi cô chết mà không được nhìn thấy tấm áo mà cô ao ước suốt những năm tháng còn sống.
![]() |
Những năm sau khi cô mất, bà thường nhìn thấy cô hiện về vào những ngày trước rằm tháng Bảy. Cô đứng trước cửa buồng bà. Những ngón tay cô tím tái vì lạnh. Hai tay ôm trước ngực, người cô run lên, nước sông trên mái tóc dày và nặng của cô vẫn nhỏ xuống từng giọt và đọng trên nền đất hiên nhà nơi cô đứng. Bà khóc gọi cô, bà bảo cô vào nhà để bà đốt đống lửa cho cô sưởi nhưng không bao giờ cô bước thêm một bước. Cô chỉ đứng đó và nói với bà một câu duy nhất: “Khi nào con cưới, u bán thúng thóc mua cho tấm chiếc áo, u nhé”. Nói xong cô từ từ bỏ đi. Ngày đó, đúng là người ta không đốt vàng mã như bây giờ. Suốt những năm tháng ấu thơ tôi không một lần nhìn thấy bà hay mẹ đốt vàng mã. Nếu như bây giờ, chắc bà sẽ sắm đầy đủ quần áo cho cô.
Cứ như thế, hàng năm, vào trước ngày rằm tháng Bảy, cô tôi lại hiện về đứng trước cửa buồng bà và xin bà may cho cô một tấm áo mới. Thi thoảng bà cũng nói cho tôi biết cô hiện về. Những lần đầu nghe chuyện đó, tôi sợ vô cùng. Nhưng rồi bao câu chuyện về cô khi còn sống mà bà kể đã tạo thành một sợi dây vô hình mà thiêng liêng nối cô với tôi. Nhiều đêm tôi đòi ngủ với bà để khi nào cô hiện về thì bà gọi tôi dậy để tôi được nhìn thấy cô. Thế nhưng chẳng lần nào tôi được nhìn thấy cô. Có lúc tôi đã khóc dỗi bà vì bà đã không gọi dậy khi cô về. Sau này lớn lên đi học ở thành phố thì tôi lại không tin có chuyện cô hiện về nữa. Tôi hiểu là vì bà thương nhớ cô quá mà tưởng tượng ra vậy.
Sau nhiều năm bà tôi nhìn thấy cô hiện về và chỉ nói mỗi một câu “Khi nào con cưới, u bán thúng thóc mua cho tấm chiếc áo, u nhé” thì mẹ tôi quyết định may cho cô một tấm áo vải nâu, cổ tròn, cúc bấm và chiết ly. Và vào ngày rằm tháng Bảy năm đó, mẹ tôi đã sắp một mâm cơm cúng cô. Sau khi tàn nén hương, mẹ mang chiếc áo ra cánh đồng và mai táng chiếc áo xuống cạnh mộ cô. Mẹ thắp hương trên mộ cô rồi khấn: “U đau yếu không ra thăm mộ em được, u và chị may cho em chiếc áo mới và mang cho em. Cả nhà mong em siêu thoát”.
Thật lạ lùng là từ rằm tháng Bảy sau đó, bà tôi không thấy cô hiện về đứng trước cửa buồng của bà run rẩy vì đói lạnh. Bà bảo cô đã có áo mới đi chơi với bạn bè rồi nên không về thăm bà nữa. Mấy năm sau bà mất. Tôi cũng lớn lên. Lúc đó tôi hiểu là do mẹ tôi đã may áo cho cô nên bà đỡ đau khổ và ân hận nên không còn tưởng tượng cô hiện về xin áo nữa. Những năm sau này, người ta dùng vàng mã mỗi ngày một nhiều. Vì thế mà cứ đến rằm tháng Bảy mẹ tôi lại mua quần áo vàng mã cho cô.
![]() |
Hóa vàng. |
Một ngày rằm tháng Bảy, tôi về quê. Trong bữa cơm hai mẹ con tôi lại nhắc đến chuyện cô tôi thuở trước và việc cô hiện về xin bà may cho chiếc áo. Tôi đem sự hiểu của mình về việc bà nhìn thấy cô hiện về nói với mẹ. Tôi nghĩ mẹ tôi, một bà giáo, sẽ đồng tình với sự giải thích của tôi. Nhưng nghe tôi giải thích xong, mẹ nói: “Cô con về thật. Bà nhìn thấy cô con về xin áo là có thật”.
Nói xong mẹ kể cho tôi nghe một chi tiết liên quan. Đã hai lần bà gọi mẹ vào khi thấy cô về. Mẹ chạy vội vào buồng bà. Bà nói với mẹ là cô tôi đang đứng trước cửa nhưng mẹ không nhìn thấy gì. Bà gắt: “Em nó đứng kia mà mẹ mày không nhìn thấy à? Người nó ướt hết cả, nước chảy đầy dưới chân đấy”. Lúc đó mẹ mới bình tĩnh nhìn xuống nền đất nơi bậc cửa. Mẹ bàng hoàng nhận ra ở đó có một vũng nước nhỏ và không biết từ đâu vẫn có những giọt nước nhỏ xuống vũng nước. Khi bà bảo cô đi rồi thì mẹ mới dám bước ra phía cửa. Mẹ nhìn thấy trên nền đất hiên nhà có những vết chân ướt đi từ phía vũng nước ra. Từ lúc đó, mẹ hoàn toàn tin cô về thật. Nhưng chỉ có bà mới nhìn được cô. Mẹ bảo vì bà thương cô nhất và đau khổ vì cô nhất nên đã nhìn thấy đứa con gái yêu thương và bất hạnh của mình.
Và một sự thật tôi muốn nói với các bạn rằng: khi bà tôi không nhìn thấy cô nữa và khi tôi tin cô hiện về thật thì từ đó tôi lại thường xuyên gặp cô, đó là trong những giấc mộng. Tôi nhìn thấy cô mặc chiếc áo bà và mẹ tôi may cho cô và lướt qua ngôi nhà. Lúc nào cô tôi cũng nở một nụ cười đằm thắm. Và những lúc như thế, tôi thấy lòng mình xúc động và ấm áp lạ lùng.
Nguyễn Quang Thiều
" alt=""/>Mùa Vu Lan: May áo cho người đã chếtTừ khi mang thai đến nay con gái đã tám tuổi, chị Nguyễn Thị Bé (P.14, Q.4) vẫn ở nhà nghỉ khỏe. Chồng bị tật chân, chạy xe ôm thu nhập bấp bênh, nhưng chị vẫn “bình chân như vại”. Học vấn chỉ lớp 5 nhưng chị quyết định nếu không tìm được việc như ý (nhàn hạ, gần nhà, ít thời gian, lương cao…) thì không làm. Chủ nhiệm tổ phụ nữ giúp việc nhà của khu phố thấy chị ở không, giới thiệu chỗ làm, chị lắc đầu: “Tôi không biết chạy xe, đi bộ thì xa quá, chồng đưa rước lại tốn xăng”. Bà cụ hàng xóm đột ngột ngã bệnh, nằm liệt, con cháu bà đặt vấn đề thuê chị Bé chăm sóc. Chị lại viện lý do chưa bao giờ chăm sóc người bệnh nên không làm được. Thực ra, chị ớn cảnh tiêu tiểu hôi hám, dìu đỡ nặng nề, lại phải thức khuya, không ngủ trưa được. Hàng xóm lại đề nghị, nếu không làm trọn thời gian thì làm theo giờ, chị cũng không đồng ý. Chồng về, chị mách lại, khiến chồng chị oang oang chửi đổng, cho rằng hàng xóm đã xúc phạm, hạ nhục nhà mình: “Vợ tôi như vầy mà kêu đi đổ phân, giặt đồ dơ dáy cho mấy người”. “Khí thế” vậy, nhưng khi con bị té gãy tay, anh chị phải chạy sang hàng xóm mượn tiền chạy chữa.
Nặng là… quẳng
Nhiều ông đã suy nghĩ sai lầm là để vợ an nhàn thì mình mới là đàn ông thực sự, mà không biết là mình đang làm hư vợ. Các ông đã không góp ý, không thúc đẩy, động viên vợ làm việc kiếm thêm thu nhập, lâu dần thành quen, càng ngày người vợ càng ngại đi làm. Nếu sớm nhận ra sự nguy hiểm của tình trạng “nhàn cư vi bất thiện” ở vợ, các ông phải giúp vợ có công ăn việc làm, tạo sức ép để vợ cùng gánh vác gia đình, dù mình đủ khả năng kiếm đủ tiền nuôi vợ con.
Ban đầu, vì yêu chiều vợ, các ông vẫn cố gắng chu toàn, nhưng nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, nhất là khi có con, người đàn ông với nỗ lực đơn lẻ sẽ đuối sức nếu không được chia sẻ kịp thời. Hơn nữa, người vợ không quen làm việc, sẽ ích kỷ, vô tâm, không hiểu giá trị những giọt mồ hôi của chồng. Vấn đề không chỉ là tiền, mà còn là cảm giác được cùng bạn đời chung sức chung lòng, đồng cam cộng khổ. Đường dài thồ nặng, đến lúc nào đó, có thể các ông sẽ quẳng gánh giữa đường.
Khi chuyển từ P.Tân Phong, Q.7 về Nhà Bè sống, chị Bích Thủy (chủ tổ hợp may gia công) tưởng sẽ dễ tuyển được nhân công vì thấy nơi đây có nhiều phụ nữ nhàn rỗi, thường tụ tập chuyện trò, chơi bài. Tuy nhiên, khi chị Thủy đến tuyển, các chị từ chối ngay, người than mắt kém, người bảo đau lưng, nhức mình dù tuổi đời chưa đến 40. Là người có “máu” công tác xã hội, chị Thủy kiên trì động viên, cuối cùng chỉ thu nhận được một chị. Làm chưa đủ tháng, chị này ứng tiền, rồi gia đình mâu thuẫn, chồng đánh chửi, chị bỏ đi mất. Chị Thủy bất lực, e ngại không biết bao giờ các gia đình này thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn: vợ ăn không ngồi rồi, đề đóm, nợ nần; con hư, bỏ học, ăn cắp vặt; chồng nhậu nhẹt, bạo hành... Đã nghèo tiền bạc còn nghèo ý chí thì ai có thể giúp đỡ được?
Thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM) phân tích: “Lý do sâu xa của tình trạng này còn do giáo dục từ gia đình. Nhiều cha mẹ chỉ dạy con gái cách làm vợ, làm mẹ theo nghĩa nội trợ trong nhà chứ không khuyến khích con ra ngoài xã hội làm việc, khẳng định mình. Vì vậy, cần thay đổi từ việc xây dựng cho con trai, con gái tư tưởng bình đẳng cả về nghĩa vụ và quyền lợi đối với bản thân, gia đình và xã hội. Con gái càng ý thức trách nhiệm đóng góp của mình, càng mong muốn khẳng định bản thân thì càng có tinh thần độc lập, ý chí vượt khó, không chấp nhận sống “tầm gửi”. Khi đó, hạnh phúc hôn nhân sẽ không quá phụ thuộc vào may rủi”.
(Theo Phunuonline)" alt=""/>Vợ “thiểu năng”Theo Sohu, ngày 12/5/2008, khi trận động đất 8,0 độ richter xảy ra, Lei Chunian đang chơi trong hành lang tầng 2 của trường trung học ở thị trấn Cifeng, huyện Bành Châu, Tứ Xuyên. Mặt đất rung chuyển dữ dội, Lei nằm trong nhóm học sinh đầu tiên chạy xuống sân trường.
Ngoái lại nhìn, thấy nhiều bạn bè đang mắc kẹt trên tầng 2, Lei quyết định quay lên. Cậu thấy 7 học sinh đang co rúm, ẩn nấp trong góc lớp học. Cậu hô lớn, chỉ đường cho các bạn chạy thoát thân.
![]() |
Lei Chunian trở thành người hùng trẻ tuổi được cả nước vinh danh. |
Thế nhưng, khi các bạn đều đã chạy xuống tầng một, Lei mắc kẹt vì cầu thang đột ngột đổ sụp. Cậu nhanh trí quay lại hành lang tầng hai, nhảy khỏi lan can và bám vào một cái cây cạnh đó rồi tụt xuống. Lei may mắn chạy thoát trong khoảnh khắc toàn bộ dãy lớp học đổ sụp.
Khi động đất kết thúc, Lei đăng ký trở thành tình nguyện viên, đi lại giữa các bệnh viện và khu tái định cư để tìm kiếm giáo viên và bạn học của mình.
Lei nỗ lực tìm kiếm trong đám đông, mỗi khi tìm được một người bạn cùng lớp, cậu đều ghi lại tình hình của họ. Biết tin người bạn thân nhất của mình đã qua đời, cậu rất buồn và càng cố gắng nhiều hơn.
Khi một người thầy cần mổ vì chấn thương, Lei Chunian đã không ngại cùng thầy đến Thành Đô. Lúc thầy mổ xong, cậu còn ở lại chăm sóc thầy.
Vốn là một học sinh có học lực trung bình, khá ham chơi nhưng sau khi câu chuyện cứu bạn trong thảm họa được lan truyền, Lei bỗng chốc trở thành người hùng của đất nước.
Khi bạn bè bắt đầu quay lại trường để chuẩn bị cho kỳ thi, Lei được mời đến hàng loạt chương trình, tham gia vô số cuộc phỏng vấn báo chí, diễn thuyết khắp các vùng miền ở Trung Quốc. Cậu kể lại những câu chuyện xúc động trong cơn thảm họa.
![]() |
Lei là người cầm đuốc tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008. |
Lei trở thành nhân vật truyền cảm hứng nhất Trung Quốc thời điểm đó. Cậu vinh dự được trở thành người rước đuốc cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.
Một trường trung học phổ thông nổi tiếng ở Thành Đô đã đặc cách cho Lei vào học mà không cần thi tuyển. Không chỉ được miễn toàn bộ học phí, mỗi tháng cậu còn được cho một số tiền học bổng. Tất cả đãi ngộ đặc biệt là nhờ danh hiệu "anh hùng dân tộc" của cậu.
Sau khi chuyển tới Thành Đô, thay vì chăm chỉ học tập, Lei chỉ mải mê đi du lịch. Cậu đưa bạn gái họ Hao tới các địa danh nổi tiếng, ở toàn khách sạn cao cấp.
Năm 2013, Lei nói với Hao rằng anh có thể giúp cô tìm công việc trong một hãng hàng không, nhưng cần cô chi 100.000 nhân dân tệ để "cảm ơn" người đưa cô vào. Sau khi nhận tiền, Lei không thực hiện lời hứa mà rời Thành Đô và đến Thâm Quyến.
Nhờ có danh tiếng, Lei còn được nhiều người khác "gửi gắm", nhờ giúp đỡ trong công việc. Lei đã lừa 2 người khác rằng sẽ giúp con của họ vào được trường tốt, nhưng sau khi nhận 175.000 tệ, cậu dùng tiền đó để ăn chơi và không bao giờ liên lạc lại với họ.
Tổng cộng, Lei đã lừa 21 người với tổng số tiền 460.000 nhân dân tệ. Anh còn bị cáo buộc làm giả con dấu của Cục giáo dục và trường dạy lái xe.
Tháng 11/2014, Lei bị xét xử tại Tòa án Nhân dân Khu Công nghệ cao Thành Đô và lĩnh án 12 năm tù.
Câu chuyện từ người hùng đến kẻ tù tội của thanh niên quê Tứ Xuyên khiến dư luận Trung Quốc một lần nữa xôn xao, đặt ra nhiều câu hỏi về ảnh hưởng của sự nổi tiếng bất ngờ đến người trẻ tuổi.
![]() |
Năm 2014, Lei bị tuyên án 12 năm tù giam vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và làm giả giấy tờ. |
Lei không phải người hùng duy nhất trong vụ động đất ở Tứ Xuyên trở thành tội phạm sau khi nổi tiếng.
Chen Yan, được mệnh danh "tình nguyện viên giỏi nhất" khi cứu 29 người khỏi trận động đất ở vùng tâm chấn Vấn Xuyên, đã bị kết án vì tội lừa đảo vào năm 2013.
Năm 2010, một phụ nữ đã nhờ Chen tìm việc cho con gái và con rể của bà. Chen đã yêu cầu bà đưa 120.000 nhân dân tệ làm tiền quà cho những người có thể giúp đỡ. Sau đó, anh ta tiêu hết tiền nhưng không tìm được công việc ưng ý cho hai vợ chồng.
He Tao, một hình mẫu quốc gia về "lòng hiếu thảo và tình yêu thương đối với người già", đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự vì nghi ngờ mua bán giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước và bị thu hồi danh hiệu hình mẫu đạo đức quốc gia.
Theo Zing
Câu chuyện về người phụ nữ dũng cảm nhất trong lịch sử những người canh gác ngọn hải đăng tại Mỹ khiến nhiều người xúc động.
" alt=""/>Người hùng trẻ tuổi ở Trung Quốc trở thành tội phạm